NHỮNG THÓI QUEN TỐT CHO SỨC KHỎE

NHỮNG THÓI QUEN TỐT CHO SỨC KHỎE

Việc xây dựng và thực hiện lặp đi lặp lại những việc làm hàng ngày những việc tốt cho sức khỏe sẽ giúp bạn có được thói quen lành mạnh, tốt cho cơ thể & tinh thần. Vậy các thói quen tốt đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Ăn Sáng Đầy Đủ Mỗi Ngày

Bỏ bữa ăn sáng, hoặc ăn sáng qua loa là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật. Vì sao bữa ăn sáng còn được gọi là bữa điểm tâm, vì đây là bữa ăn đầu tiên & quan trọng cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động trọn ngày dài. Bữa ăn sáng với đầy đủ nhóm tinh bột, chất đạm, chất béo, rau xanh, hoa quả… giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, cân bằng trọng lượng, vóc dáng cân đối…

2. Uống Nước Thường Xuyên

Uống nước đủ lượng & đúng cách là điều quan trọng và cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Theo đó, uống từ 02 lít nước mỗi ngày và uống vào những khung giờ nhất định sẽ giúp tăng sức đề kháng, đào thải độc tố, ngăn ngừa hình thành sỏi thận, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, giảm căng thẳng…

3. Thường Xuyên Theo Dõi Các Chỉ Số Cơ Thể & Kiểm Tra Sức Khỏe Định Kỳ

  • Một trong những thói quen tốt cho bản thân chính là theo dõi thường xuyên, nắm bắt chính xác các chỉ số cơ thể của mình để có hướng điều chỉnh phù hợp trong cách ăn uống và vận động hàng ngày. Hai chỉ số cơ bản bạn cần đặc biệt lưu tâm đến chính là chiều cao và cân nặng. Từ hai số đo này, bạn sẽ tính được BMI – Body Mass Index (chỉ số hình thể).
  • Công thức tính chỉ số BMI cụ thể như sau:

BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao x Chiều cao (m)

  • Chỉ số nằm trong khoảng từ 18.5 – 25 cho thấy bạn đang có một sức khỏe tốt với vóc dáng cân đối.
  • Chỉ số < 18.5 hoặc > 25, bạn cần xem xét lại chế độ ăn uống và cách chăm sóc sức khỏe mỗi ngày để có thể trở lại thể trạng lý tưởng.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để bạn lắng nghe cơ thể mình. Nếu bạn dưới 30 tuổi và không có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì nên kiểm tra 2 năm/lần. Với những người trong độ tuổi từ 30-40 nên kiểm tra cách mỗi năm 1 lần. Còn từ 50 tuổi trở lên, thời gian kiểm tra sức khỏe mỗi 6 tháng/lần là điều cần thiết.

4. Vận Động Thường Xuyên

Một trong những thói quen tốt cho sức khỏe mỗi ngày mà bất kỳ ai cũng cần thực hiện đó là tập thể dục. Chỉ cần dành ra ít thời gian vận động mỗi ngày, bạn sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch, béo phì… Bạn có thể chơi môn thể thao mình yêu thích, chạy xe đạp, tập gym… Hoặc đơn giản nhất là đi bộ 20’ ngoài trời mỗi ngày, nếu bạn quá bận rộn!

5. Cải Thiện Dinh Dưỡng

Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh là một trong những thói quen tốt giúp bạn có thể nâng cao sức khỏe. Thay vì sử dụng các thực phẩm dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, thực phẩm chứa nhiều đường nhiều muối, đồ uống chứa cồn… Bạn nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho hệ tiêu hóa như men vi sinh, các loại lợi khuẩn, sữa miễn dịch, rau củ quả tươi… Nên tăng cường bổ sung vitamin nếu bạn ít ăn rau & chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày.

6. Ngủ Đúng Giờ Và Đủ Giấc

Một giấc ngủ sâu và đúng giờ sẽ giúp bạn lấy lại nguồn năng lượng đã mất sau một ngày hoạt động. Ngủ ngon không những cải thiện sức khỏe tinh thần mà còn giúp kiểm soát cân nặng, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các về tới tim mạch, phổi, thần kinh… Theo Tổ chức ngủ ngon quốc gia Mỹ nghiên cứu:

  • Người từ 64 tuổi trở xuống cần ngủ khoảng 7-9 h/ngày.
  • Những người từ 65 tuổi trở lên cần ngủ 7-8 h/ngày.

Để có được một giấc ngủ êm ái nhất bạn nên dọn dẹp, sắp xếp không gian nơi ngủ gọn gàng, sạch sẽ. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ.

7. Hạn Chế Sử Dụng Thiết Bị Điện Tử

Việc dành quá nhiều thời gian cho điện thoại, máy tính có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Cụ thể, ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị điện tử sẽ khiến mắt bị mờ, khô, làn da bị lão hóa sớm. Bên cạnh đó, khi ngồi làm việc trên máy tính thời gian dài sẽ làm căng cơ tay, đau cổ – vai – gáy…

Vì vậy, để có sức khỏe tốt bạn hãy xây dựng cho mình thói quen chỉ dùng máy tính, điện thoại khi thật sự cần thiết. Thay vì giải trí bằng các thiết bị điện tử, bạn hãy làm những điều khác như đọc sách, trồng rau, dọn nhà, nấu ăn, dành thời gian chất lượng nhất cho người thân yêu xung quanh bạn…

8. Thiền Định

Thiền định cũng là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe mỗi ngày mà bạn nên hình thành. Việc thiền 5 – 10 phút mỗi ngày có thể giúp bạn giảm căng thẳng, kiểm soát lo âu, thúc đẩy sức khỏe cảm xúc, cải thiện giấc ngủ và hỗ trợ ổn định huyết áp.

9. Không Hút Thuốc Lá

Hút thuốc lá chính là nguyên nhân gây giảm trí nhớ, sa sút sức khỏe và chức năng miễn dịch, thậm chí là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về phổi, hô hấp, tim, đột quỵ và loãng xương…Chính vì vậy, bạn nên nói “không” với thuốc lá. Nếu bạn có thói quen hút thuốc thì hãy tập cai từ hôm nay nhé!

10. Hình Thành Thói Quen Đọc Sách

Đọc sách giúp kích thích tinh thần, cải thiện sự tập trung và tăng cường kỹ năng tư duy. Thói quen đọc sách còn giúp kích thích các dây thần kinh não bộ, giảm chứng mất trí nhớ Alzheimer. Vậy nên, bạn hãy dành từ 10 – 15 phút mỗi ngày để thực hiện thói quen đọc sách.

11. Tập Hít Thở Sâu

Thói quen cuối cùng bạn nên hình thành là tập thở sâu. Việc này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần như kiểm soát cảm xúc, kích thích tiêu hóa, tăng cường miễn dịch giúp bạn có một hệ sức khỏe vững vàng hơn. Để thở đúng cách nhằm nâng cao sức khỏe, bạn thực hiện bài tập sau:

  • Bước 1: Bạn ngồi với tư thế lưng thẳng, bắt đầu hít sâu vào đến khi bụng dưới phồng lên. Lưu ý, bạn nên hít bằng mũi, không mở miệng.
  • Bước 2: Tiếp theo, bạn thở ra nhẹ nhàng đến khi bụng dưới từ từ xẹp lại.

Vì một cơ thể cường tráng & tinh thần lạc quan, hãy tập rèn luyện các thói quen tốt hàng ngày bạn nhé!